Tiếng Việt English

Quy Trình Chuẩn Thi Công Trần Thạch Cao

Quy Trình Chuẩn Thi Công Trần Thạch Cao Đẹp 2016

Hiện nay, việc thi công vách, trần thạch cao đang từng bước được nâng cao và chuyên nghiệp hóa và nâng cao về chất lượng, tính thẩm mỹ của mọi công trình đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh việc giúp cho ngôi nhà của bạn thêm phần thông thoáng và sang trọng hơn thì trần thạch cao còn giúp chống nóng, chống tiếng

ồn và ngăn bụi.

 

Dưới đây xin giới thiệu với quý khách hàng 2 công đoạn để có công trình thi công trần thạch cao hiệu quả:

  1. Xử lý Thô Trần Thạch Cao

Với công việc này thì gồm 5 bước, bạn cần tuân thủ cả 5 bước sau và lưu ý kỹ để tránh gặp những sai sót không đáng có. Lưu Ý để có được công trình chất lượng như ý muốn quý khách nên lựa chọn nguyên vật liệu chất lượng như tấm thạch cao Gyroc Thái Lan , khung xương vĩnh tường basi. 

quy-trinh-thi-cong-tran-thach-caoquy trình chuẩn thi công trần thạch cao

tấm thạch cao-gyproc -9mm

Bước 1: Đầu tiên cần phải xác định được độ cao chính xác của trần nhà rồi sử dụng ống nivo hay máy laze để giúp lấy được số đo. Tiếp theo là bạn phải đánh dấu được vị trí cần, bạn cần đánh dấu các điểm cần lưu ý khi ở dưới tấm trần và thông qua việc búng mực để xác định được vị trí các thanh viền.

Bước 2: Các thanh viền tường phải chắc chắn, do đó, bạn nên cố định vào vách tường. Để thanh viền chắc chắn, bạn nên đóng đinh, bắt ví cho cố định  với khoảng cách không được vượt quá 300mm.

Quy trình chuẩn khi lắp vê viền tường

Bước 3: Những khoảng cách bạn cần lưu ý, đặt nó một cách chính xác là điểm treo tối đa 800mm – 900mm và khoảng cách tường đến điểm đầu khoảng 400mm. Với nơi trần bê tông thì bạn sử dụng khoan bê tông khoan lên trần và đóng nở 8 tới 10 lỗ. Sau đó, sử dụng ty ren liên kết với điểm bạn đã khoan sẵn. Tiếp đó là cắt ty ren thích hợp với độ cao trần.

XEM THEM: Trần căng xuyên sáng

Bước 4: Sắp xếp thanh chính khá quan trọng, bạn nên chú ý. Hãy bố trí và sắp xếp sao cho các thanh chính thích hợp với hướng ty treo và khoảng cách chuẩn từ 800m – 900mm.

cấu tạo chuẩn khung xương trần thạch cao cấu tạo chuẩn khung xương trần thạch cao

Bước 5: Bố trí thanh chính, ty ren, bạn lắp đặt và thi công ty ren, thanh chính được treo trước bằng ốc 8 hay 10 hãm trên, dưới thanh chính. Thanh chính ổn định thì bạn lắp đặt thêm phần xương phụ và khoảng cách chuẩn 406mm. Các thanh phụ liên kết với thanh chính bằng khấc đã có sẵn trên các thanh chính, thanh phụ trên tường. Bước 6: Lắp đặt trần thạch cao xong, bạn phải căn chỉnh thanh để khung trần ngay ngắn và phẳng. Sau đó, bạn kiểm tra lần lữa độ cao của trần thông qua ống nibo hoặc laze để công trình thi công đạt hiệu quả.

Bước 7: Khi căn chỉnh xong, bạn cần lắp đặt tấm trần thạch cao lên, kế tới là đặt chiều dài tấm vuông góc thanh phụ liên kết với khung bằng xoáy vít. Tiếp đó vệ sinh và lau chùi sạch sẽ.

  1. Hoàn Thiện Sơn Bả Thi Công Trần Thạch Cao

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần phải ghép các tấm với nhau. Bạn xử lý tinh tế mối nối, dùng dán băng keo, ghép mép khít.

Bước 2: Bạn cần hòa bột chít – loại bột chuyên dùng xử lý mối nối. Bạn phải chú ý tới công đoạn này, bạn không nên pha đặc hay loãng rồi sử dụng bả chít hỗn hợp chát lên vị trí dán băng.

Bước 3: Hòa bột bả cùng với nước phục vụ thi công trần thạch cao. Lưu ý hòa thật đều bột và đổ từ từ tới khi hỗn hợp không bị vón cục.

xử lý mối nối trần thạch cao BossGwar

thợ sơn bã trần thạch cao BossGwar

Bước 4: Sử dụng hỗn hợp bả hòa ở trên lên tấm trần thạch cao. Bạn phải làm nhiều lần để tấm thạch cao đảm bảo và có chất lượng tốt.

Bước 5: Khi bả đều trên tấm thạch cao xong, bạn chờ khô rồi dùng giáp 150 hay 180 để bề mặt thêm mịn và khắc phục chỗ mấp mô.

Bước 6: Bước cuối cùng là bạn cần sơn lớp sơn lên để hoàn thiện công trình. Đọc kỹ cách pha sơn rồi dùng lu lăn trên bề mặt để chất lượng sơn tốt, đảm bảo hơn. 

tran thach cao

Contact Me on Zalo
Gọi điện Messenger Zalo